ĐC: 13/129 TRẦN VĂN HOÀNG, P. 9, Q. TÂN BÌNH, TP HCM

Tự ý súc rửa máy nước nóng, nên hay không nên?


Thông thường sau thời gian sử dụng, máy nước nóng thì bị dơ, đóng nhiều cặn bẩn nên dẫn tới việc nhiều người tự ý súc rửa. Tuy việc làm này có thể tiết kiệm được chi phí nhưng dễ dẫn đến tình trạng máy hư hỏng, ảnh hưởng nguồn điện do vệ sinh không đúng cách. Cho nên, theo chuyên gia sửa chữa máy nước nóng tại nhà khuyên chúng ta không nên tự ý súc rửa vệ sinh bình nóng lạnh.

Hiện tượng nước trong bình nóng lạnh lâu nóng hoặc độ nóng kém có thể do bình lâu ngày chưa được vệ sinh. Để khắc phục tình trạng này cần sục vệ sinh bình nóng lạnh khoảng 1 năm/ lần vừa tránh tình trạng nước kém chất lượng và tiết kiệm điện tốt.

Tuy nhiên, việc tự vệ sinh bằng cách tháo toàn bộ bình nước nóng ra và khi lắp vào có thể xảy ra tình trạng máy không còn hoạt động được nữa. Vì vậy để tránh những rủi ro hư hỏng có thể xảy ra, tốt nhất nên thuê thợ để đảm bảo kỹ thuật. Khi thuê thợ đến sửa bạn cũng an tâm, không lo xảy ra rò rỉ, chập điện… Bởi thợ không những quen tháo, lắp, sục rửa đúng quy trình mà còn có thể phát hiện các yếu tố hư hỏng khác như rò điện, hỏng bộ lọc, sợi đốt…

Ngoài việc không nên tự ý súc rửa máy nước nóng thì bạn cũng lần lưu ý những điều sau để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ.

  • Nên chọn mua bình nóng lạnh của thương hiệu uy tín, có tem nhãn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi lắp đặt.
  • Căn cứ nhu cầu sử dụng của gia đình mà chọn dung tích và công suất tiêu thụ.
  • Bình chứa phải luôn đầy nước để tránh hư hỏng bộ đốt.
  • Thường xuyên kiểm tra bằng bút thử điện xem có rò điện không.
  • Định kỳ kiểm tra dây, chỗ nối.
  • Gọi thợ bảo hành theo quy định.
  • Bình gián tiếp, chỉ nên bật điện trước khi tắm 5 – 10 phút.
  • Khi đã đủ lượng nước, tắt điện rồi mới tắm.
  • Bình nóng lạnh nên lắp trên tầm với của trẻ.
  • Tránh chỉnh sẵn chế độ tối đa, giúp kéo dài tuổi thọ bình và giảm nguy cơ phỏng khi vô ý mở vòi nước nóng.
  • Không sử dụng bình quá cũ.
  • Nếu nước thường xuyên có cặn hay nhiễm phèn… nên mở bình kiểm tra, súc rửa để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ và rò điện. Khi thấy người bị giật điện, không lao vào cứu ngay mà phải ngắt cầu dao điện trước, sau đó đưa người bị giật ra ngoài làm thao tác sơ cứu.

Ngoài ra, do nguyên lý hoạt động thiết bị này là sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng nước qua đường ống dẫn theo thời gian. Vì vậy:

  • Người dùng nên tắt nguồn điện, tránh làm điện bị rò rỉ ra bên ngoài, đó là với máy nước nóng gián tiếp (có bình chứa riêng).
  • Cần phải lắp thêm cầu dao chống giật với trường hợp máy nước nóng trực tiếp (nguồn điện vào khi sử dụng nên khả năng chống giựt rất cao).

Cho nên, để triệt tiêu dòng điện bị rò rỉ ra bên ngoài, cần phải đấu dây nối đất. Dây này có nhiệm vụ sẽ triệt tiêu dòng điện khi có hiện tượng rò rỉ ra bên ngoài bình. Đây là phương pháp an toàn được các  trong trường hợp mạch bảo vệ, thiết bị chống giật bên trong máy bị hư hỏng. Máy nước nóng trực tiếp có dây nối đất màu xanh, cần phải kiểm tra trước khi mua về sử dụng.



© Đại Việt Tín 2017